Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là bước nhảy vọt lớn sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của cuộc cách mạng này trong bài viết sau đây.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Nó có tác động rất lớn đến hoạt động, lợi thế cạnh tranh của các chính phủ và doanh nghiệp. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới
Ông Idris Jala, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Tư vấn Toàn cầu Pemandu, cho rằng, “cơn bão” CMCN 4.0 đã phần nào làm biến đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện. Nó xuất phát từ những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới đến cách chúng ta làm việc. Thậm chí là cách tiếp cận thông tin, giao tiếp hay cách quan sát thế giới. Ở thời điểm hiện tại, cuộc CMCN 4.0 vẫn đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn lao trong mọi ngành nghề.
“Trong bối cảnh hiện nay, 7/10 công ty lớn nhất thế giới là các công ty công nghệ. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần gia nhập làn sóng này. Đứng trước những thay đổi chóng mặt của CMCN 4.0, chính phủ, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải nâng cao nhận thức. Đồng thời tất cả phải sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp”, ông Idris Jala nhận định.
Tác động của các mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp
CMCN 4.0 đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới. Điều này được hiện thực hóa thông qua chuyển đổi số. Trong CMCN 4.0, doanh nghiệp chia ra làm 2 loại hình. Đó là doanh nghiệp thuần túy số hóa và doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi số. Ví dụ một số doanh nghiệp thuần túy số như Grab, Airbnb không sở hữu bất cứ tài sản vật lý như ô tô, khách sạn nào. Nhưng họ nắm trong tay cả hệ thống vận tải và booking hùng hậu ở quy mô toàn thế giới.
Loại hình còn lại là doanh nghiệp truyền thống ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Mục đích cuối cùng của họ là vươn lên tầm cao mới. Thị trường hiện đang xuất hiện những “tay chơi” mới về công nghệ số trong nhiều ngành. Ví dụ như các ngành tài chính (fintech), giáo dục (edutech), nông nghiệp (agritech) hay y tế (meditech)…
Cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình “thay máu” doanh nghiệp
Chuyển đổi số có thể nói là quá trình “thay máu” doanh nghiệp. Đó không phải sự ứng dụng công nghệ số để lớn lên như gà con lớn thành gà trống. Mà đó là quá trình chuyển đổi số như con sâu biến thành con bướm. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi tất cả. Từ mô hình kinh doanh, tư duy quản trị, cách vận hành doanh nghiệp đến các kỹ năng, lực lượng lao động… Theo ông Phan Thanh Sơn – CTO Công ty Hệ thống thông tin FPT, trong CMCN 4.0, công nghệ số trở thành nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó chúng sẽ tạo thành chuỗi giá trị có quy luật hoàn toàn khác.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là chìa khóa thay đổi tương lai của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt hiện mới tham gia vào chuỗi giá trị cũ không được số hóa. Tuy nhiên dây chuyền đó sẽ không tồn tại mãi mãi. Trên thế giới đã song song hình thành chuỗi giá trị thứ hai được số hóa. Chuỗi giá trị này sẽ đào thải chuỗi giá trị truyền thống.
Ông Phan Thanh Sơn nhận định, khi chuỗi giá trị số hóa trên thế giới được hoàn thành, nếu doanh nghiệp Việt không bắt nhịp được chuỗi giá trị này sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể tồn tại chứ chưa nói đến phát triển trong “cuộc chơi mới”. CMCN 4.0 đang thúc đẩy việc này một cách nhanh chóng. Mức độ ảnh hưởng của nó ở quy mô toàn cầu chứ không khu biệt riêng.
CMCN 4.0 không phải cuộc chơi cho những người đi chậm. Các doanh nghiệp không thể chờ xu hướng định hình để sao chép, bắt chước. Họ phải tham gia sớm nhất có thể dù có thể sớm thất bại sớm. Từ những kinh nghiệm đó, các doanh nghiệp mới có thể thành công trong tương lai.
Thay đổi nhận thức là điều đầu tiên cần thực hiện khi doanh nghiệp chuyển đổi số
PGS-TS Vũ Minh Khương (Đại học quốc gia Singapore) là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ. Ông cho biết Việt Nam đang có nhiều lợi thế để nắm bắt CMCN 4.0. Lợi thế nằm ở đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ đông đảo. Bên cạnh đó nước ta còn có nhiều doanh nhân trẻ có trình độ công nghệ tốt, khát khao khám phá. Đặc biệt, Chính phủ rất coi trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong CMCN 4.0.
PGS – TS. Vũ Minh Khương
Cũng theo ông Khương, thay đổi bản thân, thay đổi nhận thức là điều quan trọng đầu tiên. Đây là yêu cầu tiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam phát triển ở trình độ cao hơn. Các doanh nghiệp thường nghĩ cách làm sao để để không bị nhấn chìm bởi CMCN 4.0. Thay vào đó, họ nên nghĩ rằng đó là cơ hội để doanh nghiệp giàu hơn, mạnh hơn.
“Hãy đón nhận và vận dụng CMCN 4.0 ở thế chủ động. Tức là cần tích cực chuẩn bị nền tảng và công cụ chiến lược thay vì chỉ lo ngại, dè chừng mà không làm gì cả”, PGS-TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh.
Nguồn: petrolimex.com.vn