Việt Nam nghiên cứu các giải pháp tự động hóa cho ngành thức ăn chăn nuôi

Ảnh bìa tự động hóa trong ngành thức ăn chăn nuôi

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tự động hoá trong chế biến thức ăn chăn nuôi là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết. Việc này giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cùng tìm hiểu giải pháp cho yêu cầu này trong bài viết sau.

Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay

Chăn nuôi là một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi không chỉ phục vụ trực tiếp nhu cầu hàng ngày của con người. Điển hình là nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng, sữa… Sản phẩm của ngành này còn có thể xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. Mấy năm gần đây, ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân trên 8%/năm. Mặc dù vậy, giá trị hiện tại của ngành chăn nuôi nước ta mới chiếm 21-22% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Vai trò của ứng dụng tự động hóa trong ngành thức ăn chăn nuôi

Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng. Chi phí cho thức ăn chiếm tới 65 – 75% giá thành của sản phẩm. Theo các chuyên gia, nếu dùng thức ăn công nghiệp có thể tiết kiệm được 40 – 48% chi phí để sản xuất được 1 kg thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng sản xuất thức ăn công nghiệp của ta mới đạt 3,5 – 3,8 triệu tấn/năm. Con số này chỉ chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu. Giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực 15 – 20%.

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (Ảnh minh họa)

Vai trò của ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và giảm giá thành thức ăn chăn nuôi

Để nâng cao và ổn định chất lượng, giảm giá thành thức ăn gia súc có nhiều giải pháp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công nghệ tự động hoá. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong chế biến thức ăn chăn nuôi ở các nước phát triển đã đạt đến trình độ cao. Cụ thể đó là:

  • Tất cả các công đoạn, các khâu trong dây chuyền sản xuất đều được điều khiển tự động.
  • Hoạt động sản xuất của nhà máy cũng được quản lý, giám sát tại trung tâm điều khiển.

Đối với nước ta, các dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi điều khiển tự động chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá trong các dây chuyền này mới chỉ được bắt đầu vài năm gần đây. Tuy đã có một số kết quả ban đầu nhưng mới dừng lại ở một số công đoạn, chưa đồng bộ. Ngoài ra hệ thống làm việc chưa ổn định và độ chính xác chưa cao.

Tự động hóa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giải pháp đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này

Trước thực trạng đó, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch được giao chủ trì và thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động điều khiển dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi”. Đối tượng nghiên cứu là dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô 5 tấn/giờ theo công nghệ cân định lượng trước, nghiền sau.

Kết quả đã đạt được

Đề tài này đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:

  • Thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phân phối nguyên liệu tự động vào các thùng chứa. Thiết bị làm việc chính xác và ổn định, đảm bảo năng suất của hệ thống.
  • Hệ thống cân định lượng tự động nguyên liệu, phụ gia, khoáng, vi lượng cho một mẻ chế biến.
  • Hệ thống điều khiển tự động của máy nghiền và thiết bị hút, giũ bụi tự động hoạt động tốt. Hiệu suất và tính ổn định của máy nghiền nâng cao rõ rệt.
  • Thiết bị định lượng, phun dầu tự động vào máy trộn làm việc ổn định, đạt độ chính xác cao (với sai số 0,2 – 0,3 kg/lần phun), phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
  • Cân đóng bao sản phẩm loại 5 kg/bao và loại 20-50 kg/bao. Hệ thống này họat động ổn định, độ chính xác đáp ứng yêu cầu.

Hoạt động của dây chuyền được hiển thị và điều khiển thông qua màn hình vi tính đặt tại trung tâm điều khiển. Phần mềm điều khiển có chức năng lưu và mã hoá công thức chế biến, khi cần có thể thay đổi thành phần công thức. Giao diện người – máy đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

Hiệu quả của ứng dụng này trong sản xuất thực tế

Qua thời gian theo dõi ứng dụng vào sản xuất cho thấy:

  • Năng suất dây chuyền tăng 15-20%, đạt 6-7 tấn/giờ
  • Hệ thống cân định lượng đạt độ chính xác cao, sai số <0,5%
  • Sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định, tương đương tiêu chuẩn châu Âu (độ đồng đều của sản phẩm đạt 98-99%)
  • Giảm 60-70% sức lao động, giá thành của dây chuyền thấp (bằng 30-40% dây chuyền cùng loại của nước ngoài).

Có thể thấy dây chuyền tư động hóa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã hoạt động hiệu quả. Nó còn tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy khả năng ứng dụng của dây chuyền này vào sản xuất trong tương tai gần là rất lớn. Đây sẽ là lĩnh vực tiếp tục được nghiên cứu và phát triển trong tương lai.

Nguồn: vusta.vn

Hạo Phương là nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện công nghiệp của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đồng thời Hạo Phương cũng là nhà thầu xây dựng công trình và tích hợp hệ thống công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6547
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!