Sau ngày 30/6/2019, sẽ có những thay đổi lớn trong ngành năng lượng mặt trời.
Theo dự thảo của Bộ Công Thương, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ mua điện của từng hộ gia đình sử dụng điện năng lượng mặt trời.
Giá điện được tính theo vùng bức xạ và loại dự án (nổi trên mặt nước, mặt đất, tích hợp hệ thống lưu trữ và áp mái).Giá điện mặt trời áp mái từ 1.083-2.486 đồng/kWh,
cao nhất so với giá của các dự án khác.
Ảnh: cleantechsolarvietnam.vn
Dòng điện dịch chuyển
Với mức giá hấp dẫn khi bán điện dư chưa sử dụng. Điều này, đã khiến cả thị trường có một cuộc chạy đua để đưa các dự án vận hành trước ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, các dự án đều không có thời gian hoàn thành. Những doanh nghiệp tham gia vào các dự án điện mặt trời quy mô lớn không tăng tốc kịp.
Ở Ninh Thuận, là địa phương có nhiều dự án điện mặt trời nhất. Với 29 dự án đã được cấp phép, có tổng công suất thiết kế 1.938MW. Hầu hết các dự án, đã xin gia hạn hưởng giá mua điện ưu đãi đến năm 2020. Còn các doanh nghiệp khác tìm cách tăng tốc để không bị lỡ cơ hội.
Diễn biến giá mua bán điện
Theo Bộ Công Thương : “Cuối năm nay sẽ có khoảng 1.000MW từ các nhà máy điện mặt trời sẽ đưa vào vận hành.”
Diễn biến giá mua bán điện mặt trời chỉ thật sự nóng ở phân khúc mặt trời nổi và mặt đất, do quy mô đầu tư lớn. Còn trong phân khúc điện mặt trời áp mái, biểu giá mua điện mặt trời trước và sau ngày 30.6 không mạnh mẽ.
Tuy nhiên hợp đồng giữa khách hàng và EVN vẫn chưa có. Dự kiến cuối tháng 4/2019 mới có hợp đồng chính thức. Điều này tháo gỡ các vướng mắc về thanh toán và cách tính giá điện cho khách hàng. Đồng thời giảm áp lực đầu tư và nguồn cung điện của các nhà máy thủy điện trong nước.
Nguồn: thiennhien.net