RCBO là loại aptomat thuộc nhóm aptomat chống giật. Vậy thiết bị này đóng vai trò như thế nào trong mạng điện. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Aptomat chống giật là gì?
Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là CB chống giật, aptomat chống dòng rò… Aptomat chống giật có các loại sau:
- Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải: còn được gọi là RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
- Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
- Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).
Aptomat chống giật có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra các loại aptomat chống giật RCBO, ELCB còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat loại thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. Để dễ hình dung thì RCCB + MCB = RCBO.
Chức năng của RCBO
RCBO 1 pha
RCBO loại 1 pha so sánh dòng điện chạy qua 2 dây nóng và lạnh. Nếu dòng điện này chênh lệch nhau một ngưỡng rò nhất định thì RCBO sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA hay 500mA.
RCBO 3 pha
RCBO loại 3 pha so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính. Tương tự như loại 1 pha, nếu dòng điện này chênh lệch nhau một ngưỡng rò nhất định thì RCBO sẽ ngắt điện
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của RCBO nói riêng và aptomat chống giật nói chung
RCBO 1 pha
Người ta cho 2 dây nóng và dây lạnh đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến. Đây là 1 biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp với vài chục vòng dây.
Dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây lạnh và ngược lại là ngược chiều nhau. Có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau.
Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0.
Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây sẽ khác nhau. Khi đó 2 từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng. Dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn (ví dụ 15mA) thì IC sẽ cấp điện cho Triac. Tiếp theo Triac cấp điện cho cuộn hút của RCBO. Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp và chi phí cao). Lúc này người ta dùng lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt RCBO.
RCBO dùng cho điện 3 pha 3 dây (Aptomat chống giật 3 pha 3 cực)
Tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.
RCBO dùng cho điện 3 pha 4 dây (Aptomat chống giật 3 pha 4 cực)
Tương tự như trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng.
Đặc điểm nhận dạng của RCBO
RCBO nói riêng và aptomat chống giật nói chung có hình dáng giống với aptomat thường. Tuy nhiên chúng có kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút.
Ngoài nút gạt ON-OFF, RCBO còn có thêm 1 nút TEST bên cạnh để kiểm tra xem thiết việc tốt không. Trên mặt trước của RCBO có ghi các thông số như điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA hoặc 500mA.
Cách đấu RCBO
- Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Bắt vít RCBOvào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.
Bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện. Đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.
- Bước 3: Đấu dây điện vào RCBO :
- Khi đấu dây điện vào RCBO thì nguồn AC được gắn vào đầu line. Đầu ra gắn với phụ tải vào các cọc load.
- Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.
- Lưu ý: RCBO không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
- Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt:
- Sau khi lắp đặt xong, bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem RCBO có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.
- Phần dây tiếp đất nếu có thì nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất. Khi không có dây tiếp đất nối từ vỏ xuống đất cũng không sao cả. RCBO vẫn hoạt động bình thường.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng RCBO cũng như các loại aptomat chống giật khác
- Phải kiểm tra thiết bị trước đưa vào sử dụng chính thức. Trong quá trình sử dụng bạn nên kiểm tra thiết bị ít nhất 1 lần/tháng để đảm bảo nó hoạt động tốt.
- Nếu RCBO được đặt ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, gần máy nước nóng, máy giặt, máy bơm chìm…, bạn nên lắp thêm cầu dao loại có độ nhạy cao hoặc đặt RCBO ở những nơi khô thoáng.
- Vào những ngày có độ ẩm không khí cao, RCBO sẽ có hiện tượng đọng nước. Dòng điện theo đó rò ra ngoài. Khi đó relay sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục. Nếu không chúng ta phải tháo relay ra.
- Chọn mua thiết bị có thương hiệu nổi tiếng, xuất xứ rõ ràng. Bạn cũng nên mua hàng tại các cửa hàng/đại lý/nhà phân phối có uy tín để đảm bảo quyền lợi về sau.
Nên chọn RCBO nào?
RCBO dòng BE1 được thiết kế với mẫu mã đẹp mắt, độ an toàn cao. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế: IEC 61009-1, GB 16917.1 và được chứng nhận bởi CCC.
Thông số kỹ thuật:
hiệt độ hoạt động | 35˚C đến +70˚C |
Chịu được độ cao | từ 2000m trở xuống |
Độ ẩm | dưới 95% |
Dòng định mức | từ 1A đến 63A |
Mua ngay: Tại đây
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về RCBO. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Bạn muốn chúng tôi liên hệ lại trong thời gian sớm nhất? =>