Smart Farm năm 2020 – Mô hình 4.0 trong nông nghiệp

Smart farm năm 2020 – Mô hình 4.0 trong nông nghiệp

Nông nghiệp được dự đoán là một trong những ngành quan trọng trong vài thập kỷ tới. Dự kiến sản xuất nông nghiệp toàn cầu tăng 69% từ năm 2010 đến 2050. Để đáp ứng nhu cầu này, người nông dân và các công ty nông nghiệp đang chuyển sang ứng dụng công nghệ cao, Internet of Things để phân tích và có khả năng sản xuất lớn hơn.

Năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức

Điểm qua những con số thống kê của ngành thủy sản năm 2019

Theo thống kê của VIETDATA, ước tính năm 2019:

  • Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018.
  • Tổng sản lượng đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 5,6%, trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,43 triệu tấn, tăng 6,5%.
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD.

Giải pháp của Tổng cục Thủy sản

Trước tình hình đó, Tổng cục Thuỷ sản đã đưa ra một số giải pháp như:

  • Đánh giá sâu diễn biến thị trường, sản xuất, tiêu thụ tôm.
  • Đưa ra khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ kỹ thuật, mùa vụ.
  • Tăng cường các biện pháp chăm sóc, quản lý, kiểm soát môi trường nuôi, ổn định sản xuất.
  • Thực hiện hợp tác, liên kết theo chuỗi để gắn sản xuất với thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như giảm thiểu rủi ro đối với sản phẩm xuất khẩu.

Cùng với việc nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng tôm, giá tôm trong nước và thế giới được cải thiện, tạo đà cho xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Smart farm năm 2020 – Mô hình 4.0 trong nông nghiệp

Smart farm năm 2020 – Mô hình 4.0 trong nông nghiệp

Những khó khăn Việt Nam đang gặp phải

Theo các chuyên gia, mặc dù là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, song ngành thủy sản nước ta đang phải đối mặt với các vấn đề:

  • Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
  • Chế biến còn hạn chế.
  • Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
  • Rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Những thách thức nói trên làm phát sinh nhu cầu thay đổi kỹ thuật canh tác, cải tiến công nghệ, đặc biệt là ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để hiện đại hóa việc nuôi trồng, chế biến sản phẩm thủy sản.

Ngày nay, nuôi tôm nước lợ đang được quan tâm đặc biệt và phát triển mạnh mẽ công nghệ cao từ phần mềm quản lý, ứng dụng vi sinh đến quy trình kỹ thuật để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu các thị trường với hiệu quả bền vững.

Những giải pháp, công nghệ tiên tiến sẽ được ứng dụng cho thủy sản

Tại các diễn đàn, nhiều giải pháp, công nghệ tiên tiến ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được trình bày, giới thiệu như:

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 để tăng hiệu quả chuỗi giá trị tôm Việt Nam.
  • Hệ thống quản trị và truy xuất điện tử từ ao nuôi đến nhà máy chế biến thủy sản.
  • Ứng dụng IoT trong nuôi tuần hoàn tôm thẻ chân trắng.
  • Hệ thống giám sát chất lượng nước trực tuyến ao nuôi trồng thuỷ sản nhằm tiết kiệm năng lượng.
  • Bể ương nuôi thông minh và năng lượng xanh.

Các thành tựu khoa học công nghệ nói trên đều hướng đến phát triển ngành thủy sản hiệu quả, bền vững thông qua các tính năng ưu việt: Tăng cường tính chính xác của dữ liệu; đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời; quản lý tập trung trên quy mô lớn; giảm thiểu thời gian và chi phí truy xuất nguồn gốc; khai thác tốt dữ liệu sản xuất để tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp…

Hạo Phương cho ra giải pháp Solar kết hợp IoT trong nuôi trồng tôm

Smart farm năm 2020 – Mô hình 4.0 trong nông nghiệpGiải pháp Solar sẽ kết hợp IoT trong nuôi trồng tôm, mô hình này sẽ giúp hệ thống quản lý:

  • Ghi nhận lại tất cả giá trị thống kê quan trọng trong ao nuôi như nhiệt độ nước, độ pH và nồng độ ôxy trong nước…
  • Người nuôi có thể theo dõi chất lượng nguồn nước ao nuôi 24/24.
  • Điều chỉnh hệ thống sục khí hoạt động hay ngưng.
  • Trực tiếp đến các vuông tôm để theo dõi, …thông qua chiếc điện thoại di động hoặc máy tính được cài đặt phần mềm.
  • Tự động thu thập dữ liệu, kết thúc thời kỳ nhập dữ liệu thủ công!
  • Bên cạnh đó, hệ thống này kết hợp với tấm điện năng lượng mặt trời có chức năng hấp thụ nhiệt sinh điện chạy máy.

Tương lai không xa

IoT được thiết lập để đẩy tương lai của nền nông nghiệp lên một tầm cao mới. Tương lai của nông nghiệp là thu thập và phân tích dữ liệu lớn trong nông nghiệp để tối đa hóa hiệu quả. Internet of Things sẽ chạm đến không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà còn nhiều ngành công nghiệp khác nữa.

Thị trường sẽ hình thành và sụp đổ, các mô hình kinh doanh đột phá sẽ xuất hiện hoặc thoái trào, nhưng nhu cầu lương thực của loài người sẽ không bao giờ giảm. Vì lý do này, sự phát triển của các lĩnh vực như thực phẩm và nông nghiệp sẽ luôn được chú trọng, đặc biệt là với các động lực chúng ta quan sát trên thế giới ngày nay. Do đó, ứng dụng IoT trong nông nghiệp hứa hẹn một tương lai đầy tươi sáng.

Để được tư vấn nhanh chóng với chuyên viên của chúng tôi, Quý khách hàng chỉ cần gọi số Hotline: 1800 6547 (Tổng đài miễn phí) hoặc chat trực tuyến (góc phải màn hình). Hạo Phương luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng.

Hạo Phương là nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện công nghiệp của các thương hiệu lớn trên thế giới. Đồng thời Hạo Phương cũng là nhà thầu xây dựng công trình và tích hợp hệ thống công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1800 6547
Hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!